DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 53 | Tất cả: 8,849,077
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Người bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế?
Tin đăng ngày: 23/3/2022 - Xem: 612
 

Người bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không?

Người bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không? (Ảnh minh họa)

1. Người bị bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không?

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, pháp luật không hạn chế quyền hưởng thừa kế của người bị bệnh tâm thần. Do đó, người bị bệnh tâm thần vẫn được hưởng thừa kế.

Lưu ý: Người bị tâm thần được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;

- Tòa án đã ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

2. Tài sản thừa kế của người bị tâm thần do ai quản lý?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự do người giám hộ quản lý, cụ thể:

- Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

- Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

3. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:

- Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

- Nếu không có người giám hộ được lựa chọn như trên thì người giám hộ đương nhiên được xác định như sau:

+ Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

+ Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

+ Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

- Nếu không có người giám hộ lựa chọn và người giám hộ đương nhiên như trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

(Khoản 2 Điều 48, Điều 53, khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015)

 
Tin tức khác:
Những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm? (19/4/2024)
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử phạt thế nào? (19/4/2024)
Quy định về thẻ thẩm định viên về giá, quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá (12/4/2024)
Mức phạt nào cho tội gây ô nhiễm môi trường? (12/4/2024)
Giải đáp 12 vướng mắc về quyền sử dụng đất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (4/4/2024)
Người bị bắt theo quyết định truy nã có những quyền gì? (27/3/2024)
Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được Luật Hình sự quy định như thế nào? (21/3/2024)
Mức xử phạt hành chính với hành vi trốn thuế mới nhất (18/3/2024)
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào? (15/3/2024)
Hành vi dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử lý hình sự như thế nào? (15/3/2024)
Vừa là bị cáo vừa là bị hại trong cùng vụ án hình sự được không? (6/3/2024)
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào? (1/3/2024)
Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mấy 2024? Quy định nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 (1/3/2024)
Hành vi dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp bị xử lý hình sự như thế nào? (27/2/2024)
Tội phá rối an ninh bị xử lý như thế nào? (27/2/2024)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: dienlsg@yahoo.com
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • Những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội ...
  • Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử ...
  • Quy định về thẻ thẩm định viên về giá, quyền và ng ...
  • Mức phạt nào cho tội gây ô nhiễm môi trường? ...
  • Giải đáp 12 vướng mắc về quyền sử dụng đất của Việ ...
  • Người bị bắt theo quyết định truy nã có những quyề ...
  • Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định c ...
  • Mức xử phạt hành chính với hành vi trốn thuế mới n ...
  • 09.1234.1915