DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 533 | Tất cả: 9,205,787
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
Bản in
 
“Cạm bẫy người” và chuyện cô bé tuổi 16
Tin đăng ngày: 29/5/2012 - Xem: 2351
 
“Cạm bẫy người” và chuyện cô bé tuổi 16

(Baonghean) - Trong bài viết “Những câu chuyện đau lòng ở Kỳ Sơn” đăng Báo Nghệ An, ngày 28/2/2012, chúng tôi có đề cập đến hoàn cảnh đau lòng của vợ chồng anh Moong Văn Đức ở bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, khi con gái đầu lòng bị lừa bán sang Trung Quốc. Trở lại Kỳ Sơn, hay tin Moong Thị May, con gái của anh chị vừa trở về, người viết liền tìm đến nhà và được nghe kể lại hành trình lưu lạc xứ người trong quãng thời gian suốt nửa năm trời.

Rơi vào cạm bẫy 

Chúng tôi tìm đến nhà, chị Moong Thị Thủy, mẹ của May bảo rằng em đang bị ốm nhẹ từ ngày về đến cho đến tận hôm nay. Chúng tôi đặt vấn đề với vợ chồng anh Đức, chị Thủy là muốn được nghe May kể lại những tháng ngày lưu lạc. Nhưng em tỏ ra rất ngần ngại, không muốn tiếp xúc với người lạ. Rất may, chị bạn đi cùng là người bản địa đã vào tận buồng riêng, mới thuyết phục được em ra ngoài trò chuyện...

Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Moong Thị May là ánh mắt mệt mỏi, gần như vô hồn, chứa đựng toàn bộ nỗi đau, sự thất vọng của những tháng ngày đầy sóng gió của thiếu nữ đang ở độ tuổi 16 này. Ngay cả khi chuyện trò, không mấy khi May nhìn thẳng vào người đối diện. Câu chuyện của em khá dài và thường bị đứt quãng vì những tiếng nấc nghẹn ngào và những giọt nước mắt xót xa, tủi hận.

Moong Thị May sinh năm 1996, học xong lớp 9 do gia đình túng quẫn em phải nghỉ học ở nhà đỡ đần bố mẹ. Trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn không lâu, May ở nhà trông mấy đứa em để bố mẹ vào rẫy thu hoạch lúa. Có hai người phụ nữ tên Thải và Quý (hai đối tượng này cư trú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn) tìm đến nhà rủ em đi làm ăn xa. Thải và Qúy vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp, rằng ở đó công việc rất nhẹ nhàng, thu nhập lại cao, ít nhất từ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Do tuổi đời còn ít, kinh nghiệm sống còn non nớt, lại chưa khi nào bước ra khỏi địa bàn Kỳ Sơn, Moong Thị May dễ dàng rơi vào cạm bẫy của những kẻ bất lương. Vì em nghĩ nhà mình nghèo, bố mẹ làm quần quật quanh năm suốt tháng mà vẫn thiếu cái ăn, đàn em thì nheo nhóc và thường hay đứt bữa nên em quyết định ra đi. Em hy vọng một ngày không xa, với số tiền kiếm được hàng tháng sẽ hỗ trợ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo, các em không phải bỏ học giữa chừng như May. Thải và Quý cùng lên xe khách đưa May xuống Thành phố Vinh. Để giữ lòng tin, lúc lên xe Thải đưa em số tiền 4 triệu đồng và hứa trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tiền hơn nữa. 

Đến Vinh, May được đưa đến nhốt trong một căn nhà kín mít, chung quanh là 4 bức tường cao. Tại đây, có đến hàng chục người cùng bị nhốt chung với May. Số tiền 4 triệu đồng em nhận lúc trước nay bị lấy lại. Sau đó, May cùng những người phụ nữ bị nhốt chung phòng được đưa lên một chiếc xe lớn và kín mít chạy suốt ngày đêm. Xe chạy đến đâu, em không thể biết. Hết chặng đường đi bằng ô tô, các đối tượng này lại đưa em đi bằng xe máy. Đến một con sông, lại xuất hiện người phụ nữ cùng tên May, người ở bản Bà, cùng xã Hữu Kiệm, lấy chồng và ở Trung Quốc khoảng 10 năm nay, đưa thuyền đến đón. Sang đến Trung Quốc, đối tượng tên May lại tiếp tục dụ dỗ em lấy chồng nhưng em không đồng ý. Em trả lời rằng: “Em đi tìm công việc làm ăn chứ không phải đi để lấy chồng”. Dụ dỗ không được, bọn chúng lại dọa bán cho xã hội đen. Nhiều lần em bị chúng đánh đập hết sức tàn nhẫn, rồi bị chúng tiêm thuốc khiến em ngất xỉu. Một thời gian sau, đối tượng tên May đưa em đến giao cho một người phụ nữ khác có tên là Hảo, cũng là người Việt Nam lấy chồng và sinh sống ở Trung Quốc. Nhà bà Hảo có một trang trại trồng cây, hàng ngày Moong Thị May đến đây làm việc.

Nhưng trái với lời hứa ban đầu, làm việc suốt ngày nhưng May không được nhận bất cứ một đồng lương nào ngoài việc ăn và ở. Sang đây ít lâu, em tìm cách liên lạc và nhắn tin bằng điện thoại về với gia đình. Nhưng khốn nỗi, một cô bé chưa đầy 16 tuổi, suốt năm chỉ quanh quẩn ở bản làng mình nên không thể biết được mình đang ở đâu để nhờ mọi người giúp đỡ, giải cứu. Ban ngày đi làm còn đỡ, ban đêm, May da diết nhớ bố mẹ, nhớ các em, làng bản... mà khóc đến hết nước mắt. Nhiều đêm, trong giấc ngủ chập chờn, May thấy bố mẹ đang dang tay ra đón. Khi tỉnh giấc, May càngthêm buồn tủi.

Tìm đường về

Một hôm, Moong Thị May nói với bà Hảo: “Ở nhà, có nhiều người cũng muốn sang đây làm việc. Nhiều người đến rủ nhưng họ không đi. Họ nói con về đưa đi họ mới tin. Bà cho con về nhà để đưa họ đến đây”. Cho rằng đây là một phi vụ béo bở, bà Hảo lập tức đồng ý và soạn sửa hành lý đưa em trở lại ViệtNam. Đến Thành phố Vinh, để May một mình đi xe khách về Kỳ Sơn, còn bà Hảo ở lại chờ May đưa những người cùng bản xuống gặp. May về đến nhà, mấy ngày sau bà Hảo liên tục gọi điện giục em mau đưa người xuống Vinh để đi sớm. Sợ thêm một lần nữa rơi vào “tổ quỷ”, May phải thay số điện thoại và bố mẹ em quyết định trình báo sự việc với Công an huyện Kỳ Sơn.


 

                      Moong Thị May (giữa) trở về đoàn tụ cùng bố mẹ.

Con gái đầu lòng trở về sau những tháng năm lưu lạc, nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt gầy gò, hốc hác của vợ chồng anh Moong Văn Đức. Anh Đức cho biết: “Đi làm rẫy về, không thấy cháu May đâu, tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi không thấy, rồi viết đơn kêu cứu lên các cấp chính quyền”. Còn chị Thủy chia sẻ: “Suốt gần 6 tháng qua, tôi không có lấy một giấc ngủ ngon, có hôm không ăn nổi bát cơm vì nhớ thương con”. Hỏi May rằng: “Bây giờ em mong muốn điều gì nhất?”, sau một thoáng suy nghĩ, em trả lời: “Muốn được luôn luôn ở bên bố mẹ!”.

Trong bài viết kể trên, chúng tôi cũng đề cập đến hoàn cảnh bi đát của gia đình anh Moong Văn Hồng, nhà ở cạnh gia đình anh Moong Văn Đức. Gần 1 năm trước, đi rẫy về, anh Hồng không thấy vợ là Lữ Thị Nguyệt và con gái đầu là Moong Thị Hằng đâu nữa. Sau đó mấy tháng, con gái anh gọi điện về bảo nó bị mẹ và một số người khác lừa bán sang Trung Quốc, giờ không thể trở về được nữa. Và lâu lắm rồi, em cũng không gặp mẹ và biết mẹ ở đâu? Vợ không con gái đầu đi biệt tích, anh Hồng ở nhà làm lụng nuôi 3 con gái nhỏ. Lần nay lên Kỳ Sơn, Mong Văn Đức nói với chúng tôi: “Thằng Hồng cũng bỏ đi rồi. Tội nghiệp 3 đứa con gái của nó đang sống vất vưởng, bữa đói bữa no…”!

Đã thành vấn nạn?

Moong Thị May và vợ con anh Moong Văn Hồng giờ đây không còn là trường hợp cá biệt mà đã trở thành một vấn nạn trên địa bàn các huyện miền núi- vùng cao. Theo ông Hà Minh Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) thì trên địa bàn xã này hiện có ít nhất 30 trường hợp bị lừa bán sang Trung Quốc. Một người dân ở huyện Tương Dương cho chúng tôi biết, riêng trong phạm vi bản anh cư trú có tới trên 50 người bị rơi vào “cạm bẫy người”. Thời gian qua, Báo Nghệ An đã có nhiều bài viết phản ánh tình trạng nhức nhối này. Đang thu thập thông tin cho phóng sự này, chúng tôi nhận được thông tin Công an huyện Tương Dương vừa có quyết định khởi tố 4 bị can có hành vi mua bán trẻ em. Gặp lãnh đạo Công an huyện Tương Dương để tìm hiểu thông tin, Thượng tá Lô Liên, Phó trưởng Công an huyện xác nhận vụ án vừa được khởi tố và đang trong quá trình mở rộng điều tra. Các đối tượng trong vụ án này cư trú ở nhiều địa bàn, hành tung khá phức tạp nên công tác điều tra phá án cần phải có thêm thời gian. 

Thượng tá Lô Liên cho biết thêm: “Sáng nay, chúng tôi vừa tiếp nhận thêm 1 lá đơn tố cáo việc con gái bị lừa bán ra nước ngoài. Anh này đi làm ăn xa, ở nhà vợ đồng ý nhận 20 triệu đồng và để con gái đi theo những kẻ buôn người”. Anh Mạc Văn Nguyên, Bí thư Huyện đoàn Tương Dương khẳng định: “Hầu hết các trường hợp bị dụ dỗ, lừa bán ra nước ngoài đều rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, trình độ nhận thức hạn chế. Cuộc sống túng quẫn nên có khi chỉ vì khoản tiền vài chục triệu đồng, bố mẹ sẵn sàng để con gái đi theo những kẻ lừa đảo, buôn người”.

Thực trạng này đã đến lúc gióng lên hồi chuông không chỉ đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật mà chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể các cấp tích cực vào cuộc để tìm giải pháp ngăn chặn tình trạng lừa đảo, buôn bán phụ nữ ở địa bàn các huyện miền núi, vùng cao. Đồng thời, từng bước ổn định đời sống vật chất cho đồng bào. Và những kẻ bất lương, kiếm tiền bằng cách buôn bán nhân phẩm, thân xác con người phải sớm bị trừng trị. Mong sao các em gái vùng cao không còn bị rơi vào hoàn cảnh bi đát như Moong Thị May, không một gia đình nào rơi vào cảnh ly tán như anh Moong Văn Hồng!

Công Kiên

 
khác:
Tên sát thủ bệnh hoạn và sở thích không thể “dị” hơn (16/3/2017)
Những cung đường lậu vùng biên (kỳ 4) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 3) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 2) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 1) (19/6/2012)
Cuộc chiến cam go - Kỳ II (14/6/2012)
Cuộc chiến cam go - Kỳ I (5/6/2012)
“Cạm bẫy người” và chuyện cô bé tuổi 16 (29/5/2012)
Bi kịch 'dượng hờ' giao cấu với con gái (29/5/2012)
Thảm án tình tay ba của nữ sinh Đắk Lắk (28/5/2012)
Kỳ Án Vườn Điều - Kỳ cuối: Trả tự do, công khai xin lỗi (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều: Kỳ 7: Ai sai? (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều kỳ 6: Hủy bản án trái luật (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều: Kỳ 5: Chuyện bịa đặt… (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều kỳ 4: Những bản thông cung đáng ngờ (25/5/2012)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: [email protected]
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • 111111 ...
  • Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm ch ...
  • Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích ...
  • Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụn ...
  • Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh ...
  • Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký ...
  • Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, c ...
  • Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp q ...
  • 09.1234.1915