DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 571 | Tất cả: 9,205,825
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
Bản in
 
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 2)
Tin đăng ngày: 19/6/2012 - Xem: 2539
 
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 2)

 Kỳ 2: Không “chim lợn”, hàng lậu khó đi

Tinh vi và liều lĩnh

Khoảng 23h, tôi cùng hai người (một tài xế tên Sơn, người còn lại đã hoạt động lâu năm trên tuyến đường này) lái chiếc suzuki 7 chỗ, loại “quan tài bay” đặc chủng của dân chạy hàng lậu tại Lạng Sơn, lượn vài vòng trên đoạn đường Mai Pha - Dốc Quýt (Lạng Sơn) săn lùng những đoàn “chim lợn” đang miệt mài với công việc. Chiếc xe đang chạy vốn chẳng xa lạ, nên chúng tôi dễ dàng lọt qua tầm ngắm của lớp lớp “chim lợn” tại các ngã ba, ngã tư.

Vốn là một lái xe chở hàng lậu lâu năm tại Lạng Sơn, Sơn thuộc làu từng trạm “chim lợn” đang hoạt động. Mỗi lần qua các điểm “chim” đậu, Sơn cho xe chạy tà tà để tôi được mục sở thị phương pháp hành nghề của “chim lợn”. Tuy số lượng “chim lợn” tại Lạng Sơn không hùng hậu như “ong ve” tại các đường lậu thuộc khu vực đường biên sông Kalong (Móng Cái, Quảng Ninh) nhưng đội ngũ này tinh vi và liều lĩnh hơn rất nhiều. Không chỉ thuộc các ngóc ngách như lòng bàn tay, “chim lợn” còn được trang bị những thiết bị liên lạc hiện đại như: bộ đàm cùng tần, camera mini, nhiều trường hợp bị khi vây bắt sẽ sẵn sàng cản trở công việc của lực lượng chức năng.


Nhung cung duong lau vung bien Ky 2 

"Chim lợn" đang "thực thi nhiệm vụ" tại Lũng Vài, Lạng Sơn. Ảnh: Xa Hà. 

Công việc của “chim lợn” chỉ đơn thuần là đứng, nghe ngóng động tĩnh, phân tích tình huống và được trả tiền, nhưng họ lại là những “hoa tiêu”, tai mắt hữu hiệu nhất của giới buôn lậu. Cứ một chủ đứng lên làm hàng thì phải nuôi ít nhất ba “chim lợn”.

Do dừng xe quan sát nhiều lần, chúng tôi vẫn bị rơi vào tầm ngắm của một nhóm “chim lợn”. Qua gương chiếu hậu, chúng tôi nhận ra mình đã bị hai chiếc xe bám sát. Bị đánh động, cả con đường chỉ cách đây 15 phút còn nhộn nhịp tiếng xe máy chở gà, tiếng động cơ suzuki 7 chỗ chở hàng tạp hóa bỗng nhiên im bặt. Sơn cho hay: “Bọn nó nghi nên báo dừng hàng rồi. Trước đây, lực lượng chống buôn lậu muốn bắt hàng thường dùng chính những xe chở hàng lậu để phục kích. Mình tạt vào đâu đó trốn là nó lại chạy tiếp ngay”. Quả đúng như lời Sơn nói, sau khi chúng tôi tạt vào một quán nước đêm, bốn “chim lợn” lượn qua vài vòng quan sát. Thấy an toàn, xe chở hàng lậu lại ào ào lướt qua.

Vào ngày đường thông, “chim lợn” nhàn nhã gác chặn tại các ngã ba đường, còn vào những ngày “tắc đường” (lực lượng chức năng ra quân) chim lợn không chỉ tăng cường lực lượng mà còn liên tục xuôi ngược trắng đêm để nắm tình hình. Mỗi tối gác đường, một “chim lợn” được trả 500.000 đồng, tuy nhiên cũng tùy vào từng mặt hàng trông, số tiền thưởng có thể cao hơn, nếu trót lọt.

Nuôi “chim lợn” cả trong… đội chống buôn lậu

Xung quanh những khu vực đường lậu qua biên, lực lượng “chim lợn” được bố trí dày đặc. Ngay sau khi hàng được cửu vạn luồn rừng cõng sang, chúng được chất lên xe chở thẳng về các kho tại Lạng Sơn. Tuy nhiên trước mỗi đoàn xe đi, luôn có một chiếc xe không chạy trước để quan sát. Nếu có động, toàn bộ hệ thống được thông báo tạm dừng thông qua hệ thống bộ đàm cùng tần số.

Trên đường về, chúng tôi ghé vào chợ Tỉnh (Chi Lăng, Lạng Sơn), nơi tập trung “chim lợn” đông nhất về ăn đêm. Gặp Hà, một “chim lợn” có thâm niên, từng làm việc cho anh bạn tôi, sau vài chén rượu, Hà tâm sự: “Bọn tôi chủ yếu hoạt động về đêm. Thường phải trông đường từ 21g đến 5g sang hôm sau. Những hôm cấm đường, phải rình từng đoạn mà báo cho hàng về. Ngặt quá thì đành gửi vào nhà dân chờ hôm sau đi tiếp. Mùa đông trông đường tiền có cao hơn nhưng khổ lắm. Đêm thức trắng, ngày ngủ li bì giờ nó thành quen”.

Không có một múi giờ cố định hoạt động, nhưng thường 20h hằng ngày “chim lợn” bắt đầu xuất kích. Ngoài việc liên lạc để nắm tình hình hàng, động tĩnh của lực lượng có chức năng, bố trí điểm gác, người gác, họ còn lập ra kế hoạch cụ thể cho từng ngày một, từng chuyến hàng, từng loại hàng. Tất cả được thông báo cho nhau thông qua một loạt bộ đàm cùng tần số. Và cứ khoảng nửa tháng, loạt bộ đàm này lại được thay thế để tránh máy quét của lực lượng liên ngành chống buôn lậu. 

Số lượng “chim lợn” không chỉ biến hóa theo lượng hàng mà còn phụ thuộc số lượng các đội trạm trong từng đêm. Họ liên tục hoán đổi các điểm trông cho nhau để tránh sự nghi ngờ. Riêng “chim quét” đường, những “hướng đạo sinh” cho hàng lậu phải thay đổi theo từng cung đường.

Theo như anh Tuyến, anh bạn làm hàng chuyên nghiệp tại đường này cho hay: “ Không có “chim lợn”, hàng lậu không thể đi được. Khâu tuyển “chim lợn” cũng khá quan trọng, bởi nếu không cẩn thận sẽ dính ngay một “điệp viên hai mang”. Khó nhất là hai loại “chim lợn” loại đặc biệt. Loại thứ nhất chuyên bám theo những cán bộ chống buôn lậu, nhất là rình rập ở cơ quan phòng, chống buôn lậu. Loại thứ hai đắt hơn, khó “mua” và “nuôi” hơn chính là “chim lợn” trong chính các lực lượng chống buôn lậu. Còn một loại “chim lợn” phổ biến và chi phí thuộc loại “rẻ nhất” khác nhưng cũng rất quan trọng. Đó là cư dân trên những cung đường lậu. Họ không những không báo cho lực lượng chức năng về những vi phạm pháp luật mà còn hợp tác, tiếp tay cho giới buôn lậu…

Kỳ 3: Vào cuộc săn thuốc lá lậ

(Theo Đất Việt)

 
khác:
Tên sát thủ bệnh hoạn và sở thích không thể “dị” hơn (16/3/2017)
Những cung đường lậu vùng biên (kỳ 4) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 3) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 2) (19/6/2012)
Những cung đường lậu vùng biên (Kỳ 1) (19/6/2012)
Cuộc chiến cam go - Kỳ II (14/6/2012)
Cuộc chiến cam go - Kỳ I (5/6/2012)
“Cạm bẫy người” và chuyện cô bé tuổi 16 (29/5/2012)
Bi kịch 'dượng hờ' giao cấu với con gái (29/5/2012)
Thảm án tình tay ba của nữ sinh Đắk Lắk (28/5/2012)
Kỳ Án Vườn Điều - Kỳ cuối: Trả tự do, công khai xin lỗi (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều: Kỳ 7: Ai sai? (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều kỳ 6: Hủy bản án trái luật (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều: Kỳ 5: Chuyện bịa đặt… (25/5/2012)
Kỳ án vườn điều kỳ 4: Những bản thông cung đáng ngờ (25/5/2012)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: [email protected]
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • 111111 ...
  • Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm ch ...
  • Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích ...
  • Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụn ...
  • Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh ...
  • Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký ...
  • Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, c ...
  • Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp q ...
  • 09.1234.1915