DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 496 | Tất cả: 9,205,750
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp và mức phạt
Tin đăng ngày: 12/9/2022 - Xem: 506
 

Các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp và mức phạt

Các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp và mức phạt

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp 

Theo khoản 1 Điều 60 Luật Thủy sản 2017, các hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:

- Khai thác thủy sản không có giấy phép;

- Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

- Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

- Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

- Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

- Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

- Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

- Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

- Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

- Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

2. Khai thác thủy sản bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

Theo khoản 2 Điều 60 Luật Thủy sản 2017, tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.1. Mức phạt hành chính đối với hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp được quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, mức xử phạt đối với một số hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp được quy định như sau:

- Đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép, chủ tàu cá có thể bị phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng theo Điều 20, 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, tàu cá vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam

- Đối với hành vi khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác, tàu cá có thể bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng theo Điều 7 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, tàu cá vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

- Đối với hành vi khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác, chủ tàu cá có thể bị phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng theo Điều 20 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, tàu cá vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác.

2.2. Khai thác thủy sản bất hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào thực hiện các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm của các tội như:

- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Điều 242 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.

- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].
 
Tin tức khác:
111111 (11/12/2024)
Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết 02 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (30/8/2024)
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? (30/8/2024)
Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất không? Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền như thế nào? (30/8/2024)
Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh nhau sau khi uống bia trong rạp chiếu phim có bị truy cứu TNHS không? (30/8/2024)
Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký nhiều hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc hay không? (30/8/2024)
Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không? Cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm? (29/8/2024)
Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên cả nước theo Công văn 656 như thế nào? (29/8/2024)
Những trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất ? Có được cưỡng chế thu hồi đất vào ban đêm không? (29/8/2024)
Người dân có được hỗ trợ chi phí di dời tài sản khi Nhà nước thu hồi đất không? Nếu có thì thời hạn chi trả là bao lâu? (29/8/2024)
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có bị thu hồi khi hộ kinh doanh thực hiện những nghề bị pháp luật cấm? (29/8/2024)
Không đăng ký kết hôn, làm sao có tên cha trong giấy khai sinh? Thời hạn đăng ký giấy khai sinh là bao lâu? (28/8/2024)
Có xử phạt vi phạm giao thông thông qua hình ảnh vi phạm được cung cấp bởi người dân hay không? (28/8/2024)
Đất chưa được cấp sổ đỏ có bán được không? Người dân mua bán đất chưa có sổ đỏ có bị phạt không? (28/8/2024)
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện từ 1/8/2024 như thế nào? (28/8/2024)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: [email protected]
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • 111111 ...
  • Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm ch ...
  • Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích ...
  • Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụn ...
  • Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh ...
  • Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký ...
  • Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, c ...
  • Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp q ...
  • 09.1234.1915