DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 1,378 | Tất cả: 8,929,969
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Khi gặp trường hợp bạo lực gia đình, cần làm gì để báo tin hoặc được bảo vệ thoát khỏi bạo lực gia đình?
Tin đăng ngày: 15/11/2022 - Xem: 421
 

Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Sau đây là một số biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được quy định tại Điều 18 đến Điều 25 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

1. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

- Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp:

+ Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

+ Nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

- Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

2. 04 biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình

Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:

- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;

- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;

- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;

- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

3. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

- Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

- Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

4. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án

- Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

- Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

- Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

- Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc

- Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.

- Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:

+ Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;

+ Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.

- Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.

6. Các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình khác

- Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

+ Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.

+ Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.

+ Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

- Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình

+ Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình.

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân hoặc tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình.

- Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu

Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết.

 
Tin tức khác:
Trẻ em đủ 6 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân? Cha mẹ của trẻ em đủ 6 tuổi có được thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho con không? (26/7/2024)
Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không? Sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ trả nợ không? (26/7/2024)
Người thân biệt tích 3 năm nay không thấy về thì có bị tòa án tuyên bố mất tích hay không? Có để lại 2 cây vàng thì tài sản này giải quyết ra sao? (26/7/2024)
Từ ngày 1/8/2024 kiểm kê đất đai 2024 trên phạm vi cả nước? Nội dung kiểm kê đất đai 2024 bao gồm những nội dung nào? (26/7/2024)
Đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng 01 xã, phường, thị trấn có thể yêu cầu cấp một sổ đỏ được không theo Luật Đất đai mới? (26/7/2024)
Có thể sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không? Trẻ em dưới 6 tuổi có bắt buộc làm căn cước không? (25/7/2024)
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy? (25/7/2024)
Mua nhà đất thông qua lập vi bằng có được thừa nhận không? Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất bị xử phạt bao nhiêu tiền? (25/7/2024)
Người đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty cổ phần đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì giải quyết ra sao? (25/7/2024)
Trường hợp nào phải đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024? Không đổi thẻ CCCD phạt bao nhiêu tiền? (25/7/2024)
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm? (24/7/2024)
Cá nhân tổ chức môi giới cho người lao động đi xuất khẩu lao động nhưng xuất cảnh trái phép dẫn đến chết người thì bị đi tù đúng không? (24/7/2024)
Sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để vay tiền ngân hàng được không? Sử dụng sổ đỏ giả để vay tiền ngân hàng thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? (24/7/2024)
Người cho vay chết thì có đương nhiên được xóa nợ hay không? Người cho vay chết thì bên vay nợ có nghĩa vụ trả nợ cho ai? (24/7/2024)
Có được xem là hành vi bạo lực gia đình giữa người chung sống như vợ chồng với nhau nhưng có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn của người còn lại hay không? (24/7/2024)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: dienlsg@yahoo.com
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • Trẻ em đủ 6 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước ...
  • Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật khô ...
  • Người thân biệt tích 3 năm nay không thấy về thì c ...
  • Từ ngày 1/8/2024 kiểm kê đất đai 2024 trên phạm vi ...
  • Đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng 0 ...
  • Có thể sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho giấy ...
  • Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại ...
  • Mua nhà đất thông qua lập vi bằng có được thừa nhậ ...
  • 09.1234.1915