DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 28 | Tất cả: 8,490,778
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có cần phải xin phép?
Tin đăng ngày: 28/3/2023 - Xem: 214
 

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có cần phải xin phép?

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có cần phải xin phép? (Hình từ Internet)

Vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đất trồng lúa, đất ở thuộc nhóm đất nào?

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp (theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013)

Đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013)

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất ở có cần phải xin phép?

Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo khoản khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy, khi chuyển đất trồng lúa sang đất ở phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có  thẩm quyền.

3. Quy định về đất trồng lúa

Đất trồng lúa theo quy định Điều 134 Luật Đất đai 2013 thì:

- Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

- Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

4. Quy định về chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định:

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

- Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

 
Tin tức khác:
Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (29/9/2023)
Trường hợp nào được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất? (28/9/2023)
Di chúc có giá trị trong thời gian bao lâu? (25/9/2023)
Hướng dẫn xem sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ mới nhất (18/9/2023)
Các trường hợp không được từ chối nhận di sản thừa kế (15/9/2023)
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự (14/9/2023)
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là gì? Trường hợp nào hủy bỏ hợp đồng thì không cần bồi thường? (13/9/2023)
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (11/9/2023)
Hướng dẫn nội dung bản án hình sự, hành chính có giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước (8/9/2023)
Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện (31/8/2023)
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn gồm những loại nào và định giá tài sản góp vốn như thế nào? (25/8/2023)
Người chưa thành niên có được hưởng di sản thừa kế không? (18/8/2023)
Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (17/8/2023)
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (17/8/2023)
QUY ĐỊNH MỨC TRẦN THÙ LAO CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (7/8/2023)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: dienlsg@yahoo.com
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ...
  • Trường hợp nào được cấp Giấy chứng nhận quyền sử d ...
  • Di chúc có giá trị trong thời gian bao lâu? ...
  • Hướng dẫn xem sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với ...
  • Các trường hợp không được từ chối nhận di sản thừa ...
  • Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong t ...
  • Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là gì? Trường hợp ...
  • Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông ...
  • 09.1234.1915