DỊCH VỤ PHÁP LÝ
VIDEO CLIPS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Văn phòng - 02383.836.633

Trưởng Văn phòng - 0985.633.006
Hôm nay: 233 | Tất cả: 9,033,163
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC Bản in
 
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý thế nào?
Tin đăng ngày: 12/4/2022 - Xem: 434
 

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý thế nào?

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

1. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa các chủ thể sau:

- Cha, mẹ đối với con:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

- Con đối với cha mẹ:

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Anh, chị, em với nhau:

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

+ Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột:

+ Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

+ Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

- Vợ và chồng sau ly hôn:

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

(Điều 107, Điều 110 – 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

2. Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý thế nào?

Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

2.1. Về hành chính

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

(Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

2.2. Về hình sự

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, thuộc một trong hai trường hợp sau và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự mà còn vi phạm.

(Điều 186 Bộ luật Hình sự)

 
Tin tức khác:
Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết 02 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (30/8/2024)
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? (30/8/2024)
Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất không? Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền như thế nào? (30/8/2024)
Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh nhau sau khi uống bia trong rạp chiếu phim có bị truy cứu TNHS không? (30/8/2024)
Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký nhiều hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc hay không? (30/8/2024)
Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, chủ quán có bị đi tù không? Cà phê đèn mờ là nơi dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm? (29/8/2024)
Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên cả nước theo Công văn 656 như thế nào? (29/8/2024)
Những trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất ? Có được cưỡng chế thu hồi đất vào ban đêm không? (29/8/2024)
Người dân có được hỗ trợ chi phí di dời tài sản khi Nhà nước thu hồi đất không? Nếu có thì thời hạn chi trả là bao lâu? (29/8/2024)
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có bị thu hồi khi hộ kinh doanh thực hiện những nghề bị pháp luật cấm? (29/8/2024)
Không đăng ký kết hôn, làm sao có tên cha trong giấy khai sinh? Thời hạn đăng ký giấy khai sinh là bao lâu? (28/8/2024)
Có xử phạt vi phạm giao thông thông qua hình ảnh vi phạm được cung cấp bởi người dân hay không? (28/8/2024)
Đất chưa được cấp sổ đỏ có bán được không? Người dân mua bán đất chưa có sổ đỏ có bị phạt không? (28/8/2024)
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện từ 1/8/2024 như thế nào? (28/8/2024)
Người sử dụng đất đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất một phần diện tích thì khi xác định lại diện tích đất ở như thế nào? (28/8/2024)
Văn phòng Luật sư Vinh Diện & Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà Yên Hòa, Số 9A Nguyễn Trãi,Tp. Vinh, Nghệ An
ĐT/Fax: 0238.383.6633 - Hotline: 09.1234.1915
Email: dienlsg@yahoo.com
http://luatsunghean.com; http://luatsunghean.vn
Tin tức
  • Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm ch ...
  • Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích ...
  • Cộng đồng dân cư có được nhận thừa kế quyền sử dụn ...
  • Uống bia trong rạp chiếu phim có được không? Đánh ...
  • Thành viên hộ gia đình có quyền thực hiện đăng ký ...
  • Cho thuê quán cà phê đèn mờ làm nơi mua bán dâm, c ...
  • Từ 1/10/2024, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp q ...
  • Những trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất ...
  • 09.1234.1915